Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 10 2016 lúc 13:17

Đ3 :  Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nh
am nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

 

Bình luận (0)
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 13:22

Đề 1 . Bạn tham khảo nhé

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Bình luận (1)
Huy Giang Pham Huy
13 tháng 12 2016 lúc 22:50

Đề 4

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

Bình luận (0)
Phí Thu Trang
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
13 tháng 12 2016 lúc 21:45

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Bình luận (0)
Huy Giang Pham Huy
13 tháng 12 2016 lúc 21:46

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

Bình luận (0)
Huy Giang Pham Huy
13 tháng 12 2016 lúc 21:41

lắm thế!batngo

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
JEllvn1412
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
30 tháng 11 2021 lúc 0:26

Đóng vai Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Tham Khảo:

Ngoài đầu làng, tiếng mõ lại inh ỏi vang lên, trong nhà, tôi trở mình thở dài lặng lẽ. Sao mà ngột ngạt, sao mà bức bối thế này? Tiếng khóc, tiếng thét cứ vẳng lên trong đầu, khiến tôi chẳng thể nào chợp mắt nổi. Con bé Tỉu đang bú, bị tôi làm giật mình thức dậy kêu oe oe. Khốn khổ cho cái thân đàn bà này! Nếu gia đình tôi không phải hạng cùng đinh của cái làng này thì đâu đến nông nỗi này!

Số là mấy hôm nay đến ngày thu sưu thuế của triều đình, lính lệ, các quan nha từ trên tề tựu đông đủ ở đình làng, bắt mỗi đầu đinh ba đồng bạc để nộp suất sưu. Nếu không có tiền đóng, các quan sai lính lệ bắt người ấy ra đình, đánh cho đến khi nào đủ tiền thì thôi. Ôi cái thân nghèo mạt kiếp như gia đình tôi lấy đâu ra từng ấy tiền mà đóng cho triều đình bây giờ? Tôi chạy vạy khắp nơi, lo tiền lo bạc, chồng tôi ốm phải nằm ở nhà, ấy vậy mà mấy tên lính lệ lại bắt chồng tôi ra đình mà đánh mà đập đến chết đi sống lại. Nhìn chồng nằm co quắp ở đình làng, tôi chẳng biết phải làm gì cho đủ cái suất sưu kia. Giờ nhà chẳng còn gì mà bán, chỉ còn cách ấy, thôi thì còn người là còn của, tôi nghĩ vậy rồi trở lại nhà. Cho con bé ăn một bữa cuối cùng, nhìn đứa con gái mới chỉ bảy tuổi mà đã biết lo lắng cho gia đình, phần thầy phần u từng củ khoai nhỏ, tôi thấy lòng mình thắt lại, nước mắt tràn ra, nhưng biết sao bây giờ? Tôi cắn răng bán nó làm người ở cho nhà Nghị Quế ở đầu làng mới tạm đủ số tiền đóng sưu cho chồng. Biết đâu sau này trời cho vợ chồng tôi khấm khá có thể chuộc lại con bé thì sao?

Những tưởng thế là yên, nhưng hôm sau quan trên lại sai lính lệ báo cho tôi rằng nhà tôi còn một suất đinh của người em chồng nữa. Ôi trời ơi, khốn nạn đến thế là cùng! Chú ấy đã chết từ năm ngoái rồi các người còn đòi thu nữa sao? Thế nhưng nào ai dám cả gan mở lời ấy với quan? Nhưng nhà tôi một suất đã khốn đốn, còn thêm một suất sưu nữa thì làm sao gánh nổi? Ấy vậy, tôi đành ra cắp nón ra trình bày với quan trên, mong quan trên đèn giời soi xét, nhưng tôi đã bị đuổi trở về.

Nằm trằn trọc chẳng sao ngủ được thì nghe tiếng người huyên náo ngoài đầu cổng, tiếng chó sủa inh ỏi khắp làng. Tôi bật dậy chạy ra ngoài thì thấy người ta cõng chồng tôi trên lưng rồi vứt bịch vào một góc nhà. Nhìn chồng rũ rượi như một người đã chết, tôi thốt thoảng gọi "thầy nó ơi" nhưng chồng tôi chẳng hề động đậy. Tôi đau xót, uất ức, hoang mang, có khi nào chồng tôi đã chẳng còn thở nữa. Bác Lý, bác Cả xúm lại gọi tên rồi xoa bóp cho chồng tôi, may sao một lúc thì chồng tôi mở mắt. Ông giời may còn xót thương cho gia đình tôi mà để chồng tôi được sống. Chắc chồng tôi đói lắm, từ hôm qua tới nay nào được miếng gì vào bụng, lại còn bị đánh đập tới chết ngất đi như thế! Nhưng mà chẳng còn gì ngoài mấy củ khoai rãi, tôi định bụng đem lên cho chồng thì may sao bà hàng xóm đưa cho tôi một bát gạo:

- Này, chị cầm lấy mà nấu cho anh ấy tí cháo! Từ hôm qua tới nay, nào đã được cái gì vào bụng đâu, người như thế, còn sức đâu mà ăn khoai.

 

Tôi nhìn bà, xúc động, run run cầm lấy bát gạo:

- Ơn nghĩa này cháu cảm tạ bà, chẳng biết bao giờ cháu mới trả lại được cho bà ...

- Thôi cứ lo cho anh ấy khỏe lại đã, ơn nghĩa gì?

Nói rồi bà cất bước lại nhà, tôi may mắn đem bát gạo nấu thành bát cháo loãng mang lên cho người chồng tội nghiệp của mình.

Tôi bắc nồi cháo, đem lên giữa nhà, ngả mấy chiếc bát đã sứt mẻ mà múc ra la liệt rồi lấy quạt quạt cho chóng nguội.

Mặt trời đã ló dạng qua ngọn tre, tiếng tù và, tiếng trống lại đua nhau kéo lên thủng thẳng, lại một ngày ngột ngạt nữa ở cái làng nhỏ bé này. Tiếng chân người, tiếng kêu, tiếng chó sủa cứ đua nhau vọng lên khắp các con đường, ngõ hẻm. Tiếng bước chân lật đật trên nền đất, bà lão hàng xóm đứng giữa cái sân con mà hỏi vọng vào:

- Anh nhà đã đỡ hay chưa?

- Cháu đội ơn cụ. Chồng cháu đã đỡ hơn đêm qua, ấy nhưng mà vẫn còn lệt bệt, mỏi mệt lắm cụ ạ!

- Này, cô có bảo chú ấy tí nữa liệu mà trốn đi đâu, không người ta đến thúc sưu, không có người ta lại bắt, lại đánh cho thì khổ lắm. Người đã ốm yếu như thế, sức nào mà chịu nổi trận đòn?

- Vâng cụ ạ, cháu cũng định như cụ dạy. Chờ chồng cháu ăn xong bát cháo, cháu sẽ giục chồng cháu đi ngay chứ đã được ăn gì từ qua đến giờ đâu?

- Ừ, thế thì chóng lên, không họ vào bây giờ đấy!

Nói rồi, bà lại lật đật lại nhà với vẻ mặt vừa như lo lắng, vừa như băn khoăn điều gì. Thằng Dần - đứa con thứ hai đã vục vội một bát cháo nóng bỏng. Nó vừa húp nấy húp để, vừa thổi phì phỉ. Tôi rón rén bưng bát cháo lại gần chồng:

- Thầy em cố dậy ăn lấy bát cháo này cho đỡ xót ruột!

Nói rồi, tôi đón lấy con bé con, bế ẵm ngửa nó ngồi cạnh chồng, chẳng biết chồng tôi có ăn được hay không. Anh ngồi gượng dậy, vươn vai, ngáp dài một tiếng, uể oải chống tay xuống cái phản nằm, rên nhẹ một tiếng rồi ngẩng lên. Vừa kề bát cháo vào miệng, chưa kịp húp thì tiếng người rầm rập bước vào trong sân. Thế rồi, tiếng cai lệ, người nhà lý trưởng xồng xộc xông vào nhà tôi. Thằng Dần hốt hoảng, vứt bát cháo chỏng chơ dưới sàn chạy nép vào mẹ, con bé Tỉu khóc ré lên từng hồi. Tôi đưa con bé cho thằng Dần, rồi đứng dậy.

Một tay roi song, tay thước, một tay dây thừng, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét lên:

- Cái thằng kia, tao tưởng mày chết đêm qua rồi đấy? Còn ngồi đấy à? Tiền sưu đâu? Nộp ngay ra đây cho ông!

Cái giọng khàn khàn, ốm yếu của một kẻ hút xái vang lên khiến cho chồng tôi phải run rẩy. Phải, chẳng gì hắn cũng là người có chức có quyền, không sợ sao được. Chồng tôi vội đặt bát cháo xuống phản, yếu ớt lăn đùng ra cái phản con con.

- Này, anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Chúng nói với nhau bằng cái giọng đầy mỉa mai như thế!

Thế rồi hắn chỉ thẳng vào mặt tôi, quát lên:

- Này nhà chị kia, chị khất sưu đến chiều mai phỏng? Đấy, chị kêu với ông lý, ông ấy ra đình kêu với quan trên cho, chứ còn tôi, tôi chả có quyền mà cho chị khất thêm giờ nào nữa đâu!

Tôi run rẩy nhìn họ, nhà tôi đến gạo còn chẳng có, lấy đâu tiền mà nộp cho quan. Tôi mới nhẹ nhàng, dè dặt chắp tay tâu bẩm với chúng rằng:

- Thưa các ông, nhà cháu đã nghèo, lại nộp thêm suất sưu cho chú ấy nữa nên mới chậm tiền sưu của các ông, chứ cháu có lòng nào dám bê trễ tiền sưu của nhà nước đâu ạ? Các ông thương cháu, làm phúc nói với ông cai ông lí cho cháu xin được khất ...

Lời còn chưa nói xong, tên cai lệ đã trợn ngược mắt với tôi:

- Này con kia, mày đang xin xỏ với cha mày đấy à? Tiền của nhà nước mà mày dám mở mồm bảo tao nói với các quan xin cho mày khất sao?

- Thưa ông, nhà cháu nào dám bỏ bê, chỉ là nhà cháu nghèo quá, chẳng còn gì, các ông có đánh, có mắng, cháu cũng xin chịu vậy, mong ông thương tình trông lại cho gia cảnh nhà cháu!

Tôi nói với cái giọng rơm rớm nước mắt. Quả là nhà tôi chẳng còn gì nữa, cái nhà tranh dột nát này còn chẳng đủ che nắng che mưa cho mẹ con tôi, lấy đâu ra mà đóng sưu cho nhà nước? Thế nhưng, tiền của nhà nước chẳng thể khất lần khất lữa được mãi. Đang miên man suy nghĩ thì cái giọng của tên cai lệ hằm hè thốt lên:

- Không có ông dỡ cả nhà mình đi đấy chứ ông chẳng chửi mắng không đâu! Không hơi đâu nói lắm, bắt gô cổ thằng chồng, điệu ra ngoài đình kia!

Hắn quát lên với tên người nhà lí trưởng. Thế nhưng cái tên ấy lại lóng lóng ngóng, hình như hắn không biết nên làm gì với người chồng tội nghiệp ốm yếu của tôi. Hắn đứng đó, hết nhìn tên lý trưởng, lại nhìn tôi rồi nhìn chồng tôi. Thấy vậy, tên Lý trưởng giặt phắt sợi dây thừng, hầm hầm chạy đến bên tấm phản.

 

Tôi vội buông hai đứa con, chạy lại đỡ lấy tay hắn:

- Cháu xin ông, nhà cháu vừa mới tỉnh, còn chưa kịp ăn gì, ông thương tình cho cháu ...

- Này thì thương tình này, này thì tha cho mày này!

Hắn giơ chân đạp thẳng vào ngực tôi hai bịch. Hai cú đá khiến tôi tối sầm mặt mũi, ngực đau đến nỗi chẳng thể thở được, thế nhưng chẳng hiểu sức lực nào mà tôi đứng lên, chạy lại cự lại cái tên cai lệ cầm thú ấy;

- Chồng tôi đang đau ốm, các người không được phép mang chồng tôi đi!

Lại một cái tát nảy đom đóm mắt giáng vào bên má phải của tôi, cái tát đau rát, đỏ ửng. Tôi ức quá, nghiến chặt quai hàm, túm lấy cổ tên cai lệ mà dúi. Sức cái tên nghiện ấy làm sao đọ với sức của người đàn bà như tôi, tôi dúi ấn đầu hắn ra tới tận cửa, ấy vậy mà mồm hắn vẫn còn thét nham nhảm đòi trói vợ chồng tôi.

Tên người nhà lí trưởng hình như ngạc nhiên quá trước hành động bất ngờ của tôi, hắn đứng yên như tượng gỗ, bây giờ mới hoàn hồn, sấn sổ bước tới đòi đánh tôi. Tôi chẳng để hắn được như ý, nắm lấy cán gậy, tôi cố giằng cho bằng được cái gậy trong tay hắn. Thế rồi cái gậy văng ra lúc nào không rõ, tôi chỉ biết tay mình đang vật sức với tên hầu cận của ông lý. Nhưng cuối cùng, tôi nắm được tóc hắn, lẳng cho một cái tới cửa, còn đá thêm một cái vào cái lưng của hắn, hắn kêu "ối" lên một tiếng rồi ngã nhào ra thềm.

Hả hê, tôi đứng chống nạnh trước cửa mà quát rằng:

- Đứa nào dám trói chồng bà đi, bà cho chúng mày biết tay!

Chồng tôi hoảng hồn, vội thều thào:

- U nó đừng làm thế! Làm thế rồi người ta bắt tù bắt tội cho đấy!

- Tôi thà để phải ngồi tù chứ làm sao để chúng nó làm tình làm tội mình mãi được! Tôi không chịu được...

Hai tên tay sai mặt mày xám ngắt, lồm cồm đứng dậy, líu ríu bước chân vào nhau mà chạy ra đường. Chúng chạy nhưng vẫn không quên ngoảnh lại mà quát với tôi rằng:

- Con đàn bà kia, mày đợi đấy, rồi mình biết tay ông!

Nói rồi chúng bước vội ra khỏi nhà tôi. Thật là một lũ hèn, chỉ dám ức hiếp người nghèo!

Tôi bước vội vào nhà, đỡ chồng ngồi dậy, dựa lưng vào tường. Bát cháo ăn dở tôi lại đưa lại cho chồng. Những bát cháo giữa nhà đã xô đẩy đổ vỡ, thằng Dần đứng bế em mà khóc thút thít. Tôi nhẹ nhàng ôm con, bế cái Tỉu rồi ngồi lại bên chồng nhìn anh ăn. Không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh này, không biết bao giờ mới khỏi cái sưu thuế này nữa. Tôi ngồi nhìn ra xa xăm... Ngoài kia, tiếng chó lại sủa, tiếng khóc lại vang lên nghe thật não nề...

Bình luận (0)
Khánh Quỳnh
30 tháng 11 2021 lúc 0:57

kể lại sự việc chứng kiến chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.

Tham Khảo:

Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ.

       Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.


      Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.

Bình luận (0)
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Kim
Xem chi tiết
Smile
20 tháng 12 2020 lúc 20:41

bạn tham khảo nhé

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay nô dùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày nào tôi mới vào lớp 6, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi đang lớn lên.Thấm thoắt hơn hai năm trôi qua, giờ tôi là học sinh  lớp 8… Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh THCS , để tôi được sống mãi dưới mái trường này:

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trươgf yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường THCS Văn Luông- nơi tôi đang học- đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, hai bên khang trang và đẹp đẽ với hai dãy lớp học cao tầng, được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời ginảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu trước lớp hay  tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Ở giữa là dãy nhà điều hành ba tầng với màu sơn xanh trông thật dịu mắt, chính dãy nhà điều hành đã tạo cho mô hình trường có hình chữ U và màu sơn xanh ấy rất hài hòa với màu sơn vàng của hai dãy lớp học. Sân trường rộng rãi thóng mát nhờ những hàng cây xanh xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi nô đùa

 

 

Bình luận (1)
Smile
20 tháng 12 2020 lúc 20:42

Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi với bao biến cố vui buồn tuổi thơ, với những kỉ niệm của tuổi học trò… Trong suốt 8 năm qua đã có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận một thời đi học mà tôi không thể nào quên được. Thật đặc biệt! Có một kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên.

Hồi ấy, tôi là một cô bé mười bốn tuổi, cũng chẳng có gì nổi trội. Một năm may mắn cũng chỉ có một tấm giấy khen của trường.Năm đó, tôi là học sinh khá của lớp và tôi cực kì thích môn Văn.

Tôi còn nhớ, ngày hôm đó có tiết kiểm tra Văn chín mươi phút. Đề bài: ''Nêu cảm nghĩ về người thân''. Ngay lúc ấy, tôi chợt nghĩ về mẹ, khé mắt cay cay…Cảm xúc cứ thế hiện lên qua ngòi bút, nước mắt cứ thế chảy dài-tôi khóc… Tôi vừa khóc vừa viết, viết cho mẹ, cho người mà tôi yêu thương nhất, người luôn chăm sóc, yêu thương tôi vô điều kiện…

Nét mực cứ thế hiện ra rồi nhòa đi bởi những giọt nước mắt. Hai trang, rồi ba trang và tôi dừng lại ở trang thứ tư. Điểm hồi trống hết giờ, tôi lên nộp bài.

  Mấy ngày sau đó, cô giáo trả bài. Cô gọi tôi lên. Lòng tôi thấp thỏm không yên vì tôi làm bài đúng chín mươi phút, chẳng có thời gian khảo bài. Tôi thầm nghĩ chắc là mình viết lan man quá rồi, dài dòng quá rồi, mình lạc đề rồi… Một mớ suy nghĩ cứ quẩn quanh mãi trong đầu tôi. Tôi sợ đến nỗi mặt mày tái xanh như tàu lá… Cuối cùng cô bảo tôi đọc bài làm của mình cho cả lớp. Tôi đọc kết thúc bài, một tràng pháo tay vang lên. Tôi vỡ òa trong xúc động, cô ôm tôi khóc nức nở.

Bài văn hôm ấy của tôi được chín điểm với lời phê: ''Bài viết hay, có cảm xúc. Cố gắng lên em nhé?!'' Tôi mỉm cười đầy hài lòng. Cô còn gợi ý chọn tôi vào đội tuyển Văn của trường, tôi rất bất ngờ và xúc động.

Vậy là từ đó, tôi được học với cô nhiều hơn…

Mới đó thôi mà đã một năm rồi. Một năm trôi qua với bao kỉ niệm vui buồn cùng bạn bè, thầy cô mới, với những giờ học bổ ích trên lớp… Các cô thầy mới rất tận tình và chu đáo nhưng với tôi, cô giáo dạy văn hồi lớp tám vẫn là số một. Buổi học năm ấy, tôi sẽ chẳng thể nào quên được. Đó mãi là kỉ niệm, mãi là kí ức tuyệt đẹp về tuổi học trò hồn nhiên ngây thơ dưới mái trường mến yêu!

Bình luận (0)
UG_Suckszzz
Xem chi tiết
Đinh Anh Thư
Xem chi tiết
hà xuân khánh
28 tháng 10 2020 lúc 21:23

bạn ơi cái này nhiếu và khó quá mình ko giúp dc nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quyen Nguyen Tran Thuc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 9:54

Tham khảo!

1.

 

Tôi đã phải " dứt tình" bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cho chồng, nào ngờ còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Chồng tôi vẫn đang bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng trả anh ấy cho tôi trong tình trạng " thập tử nhất sinh".

Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Chồng tôi hốt hoảng " lăn đùng ra không nói được câu gì".

Ban đầu, khi thấy bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì tôi vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, tôi đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.

Khi tên cai lệ đấm vào ngực tôi và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, tôi phản kháng dữ dội. Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Bình luận (0)
An Phú 8C Lưu
18 tháng 11 2021 lúc 9:55

tham khảo:

1, Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

 

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Bình luận (0)
minh nguyet
18 tháng 11 2021 lúc 9:55

Em tham khảo nhé:

Đề 2:

Tôi là hàng xóm của gia đình chị Dậu, cũng là một người nông dân nghèo, thân phận thấp cổ bé họng. Gia đình chị lại thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Hôm trước anh Dậu bị bọn cai vệ đánh cho bất tỉnh, đang về nhà chuẩn bị ăn cháo thì lại bị bọn chúng đến đòi thêm sưu thuế.  Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy chị Dậu thì cuống quít van xin rồi giả thích với bọn cai lệ. Nhưng dường như chúng khồn chouj nghe mà quát tháo và đánh lại chị Dậu. Thây chúng chuẩn bị sấn đến để trói anh Dậu, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"

    Bọn cai lệ bất nhân kia thấy thế chẳng thương tình đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

    Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù, chị Dậu đã đứng kên đánh lại tên cai lệ khiến hắn ngã nhào xuống đất. Chị Dậu chỉ là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm mà lại đánh bại được mấy bọn cai lệ. Đúng là trong chị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Tôi thấy rất hả hê nhưng lại càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh bọn chúng rồi thì lại càng khổ hơn. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."

    Thật vậy, người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng thì chỉ có cách đứng lên đấu tranh chống lại thế lực xấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đề 3:

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

 

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Bình luận (1)